Chế độ quân chủ ngày nay Quân_chủ_Phần_Lan

Ngày nay không có phong trào quân chủ nào được biết đến ở Phần Lan hay bất kỳ kẻ đòi ngôi vị cho đến kế hoạch hoặc địa vị thực tế trước kia của Công tước, Đại Công tước hay Vua Phần Lan. Tuy nhiên vẫn còn một người đòi ngôi đầy tiềm năng là Vương công Philipp xứ Hessen, mà dù sao vẫn cảm thấy ý tưởng cho kỳ vọng của mình có phần vô lý và cố kiềm chế bất cứ sự đòi hỏi nào về "ngôi vua" Phần Lan.[2] Thế nhưng ông lại là người con trai thứ hai và kể cả việc đính ước một cuộc hôn nhân không môn đăng hộ đối, và theo những tài liệu và thư từ xác thực của gia tộc thì người kế vị ngôi vua Phần Lan của Vương công Friedrich Karl xứ Hessen có thể là người con trai thứ hai còn sống sót của ông là Vương công Wolfgang xứ Hessen (1896–1989), điều rõ ràng là vì Wolfgang đã ở với cha mẹ của mình vào năm 1918 và sẵn sàng cho chuyến đi đến Phần Lan để tổ chức hôn lễ với một người phụ nữ Phần Lan nhằm chuẩn bị cho vị Thái tử đầy triển vọng. Philipp lại đang trong quân đội và không được liên lạc vào thời điểm đó. Tuy vậy việc lựa chọn người em út trong số hai anh em sinh đôi vào lúc đó được coi là chưa có tiền lệ trong các thế hệ tiếp theo, vương quyền sẽ được chi thứ nối tiếp, đưa cho người con trưởng luôn danh hiệu Hessen (theo tiến sĩ Vesa Vares). Trái lại, trên thực tế khó mà tin được rằng việc kế thừa một vương quốc lại phụ thuộc vào sự cân nhắc thứ yếu. Cũng có những nhóm dân tộc bản địa trong khu vực đó cũng có thể có vương quyền của riêng mình. Họ được biết đến với tên gọi Lapps hoặc Sameh. Nhóm dân tộc Scandinavia này còn gọi là những người chăn dắt tuần lộc. Số gia đình làm nghề này được tổ chức thành siida tức những nhóm gia đình gồm khoảng 90 người. Nhiều người trong số siida đều mang tính chuyên chế với một nhà lãnh đạo được chấp nhận.[3] Vào tháng 6 năm 2014, một số thành viên thuộc Đảng Liên hiệp Dân tộc Phần Lan đã đưa ra gợi ý về việc tái lập nền quân chủ trong đại hội đảng và một số phương tiện truyền thông quốc gia.[4]